Tu chính Hiến_pháp_Pháp_năm_1958

Thủ tục

Điều 89 quy định thủ tục sửa đổi Hiến pháp, bao gồm bốn giai đoạn:

  • đề nghị: bản tu chính hiến pháp có thể được Nghị trưởng Hạ viện, Nghị trưởng Thượng viện, hay 60 thành viên của một trong hai viện đề nghị. Tổng thống cũng có quyền đề nghị theo đề xuất của Thủ tướng, cho nên Thủ tướng phải đồng ý trước;
  • thảo luận và thông qua: bản tu chính phải được xem xét và hai viện phải thông qua bản tu chính như nhau;
  • phê chuẩn: hoặc nộp toàn dân chấp nhận, hoặc nộp Nghị viện thông qua theo số đông ba phần năm trong phiên họp hai viện hợp lại làm một. Chỉ được nộp Nghị viện nếu bản tu chính do Tổng thống đề nghị;
  • ban hành: Tổng thống phải ban hành chậm nhất là 15 ngày sau khi được thông qua.

Hiến pháp cũng có thể được sửa đổi theo Điều 11, bản tu chính nộp trực tiếp toàn dân mà không cần Nghị viện phải thông qua. Thủ tục này được dùng hai lần: bản tu chính quy định Tổng thống do tổng tuyển cử trực tiếp bầu ra được chấp nhận vào ngày 6 tháng 11 năm 1962, bản tu chính về cải tổ Thượng viện và phân quyền khu vực bị bác bỏ vào ngày 27 tháng 4 năm 1969. Vì không cần phải có hai viện nhất trí nên Điều 11 gây tranh cãi pháp luật và chính trị.[17]

Trước ngày 4 tháng 8 năm 1995 một số điều của Chương XIII về Cộng đồng Pháp có thể được sửa đổi bằng thủ tục trong Điều 85, chỉ được dùng một lần vào ngày 4 tháng 6 năm 1960.

Danh sách các bản tu chính

  1. 1960: bổ sung Chương XII, sửa đổi Điều 85 và 86;
  2. 1962: về việc bầu cử Tổng thống theo chế độ tổng tuyển cử, sửa đổi Điều 6 và 7;
  3. 1963: sửa đổi Điều 28;
  4. 1974: sửa đổi Điều 61;
  5. 1976: sửa đổi Điều 7;
  6. 1992: bổ sung chương “Cộng đồng châu Âu và Liên minh châu Âu”, đánh số lại Chương XIV và XV, sửa đổi Điều 2, 54 và 74, bổ sung Chương XIV, Điều 88-1, 88-2, 88-3 và 88-4;
  7. 1993: sửa đổi các Chương VIII, IX, X và XVI, đánh số lại Chương X, XI, XII, XIII, XIV, XV và XVI, sửa đổi Điều 65 và 68, bổ sung Chương X, Điều 68-1, 68-2 và 93;
  8. 1993: về các hiệp định quốc tế về quyền tị nạn, bổ sung điều 53-1;
  9. 1995: mở rộng phạm vi trưng cầu ý dân, thành lập một phiên họp quốc hội duy nhất, sửa đổi chế độ bất khả xâm phạm nghị viện và bãi bỏ các điều khoản liên quan đến Cộng đồng Pháp và các điều khoản chuyển tiếp, sửa đổi Điều 1, 2, 5, 11, 12, 26, 28, 48, 49, 51, 70 và 88, bổ sung điều 68-3, bãi bỏ Chương XIII và XVII, Điều 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 90, 91, 92 và 93;
  10. Năm 1996: sửa đổi Điều 34 và 39, bổ sung các điều 47-1;
  11. 1998: về Tân Caledonia, bổ sung Chương XIII, Điều 76 và 77;
  12. 1999: sửa đổi Điều 88-2 và 88-4;
  13. 1999: bổ sung, trong Chương VI, điều 53-2 liên quan đến Tòa án Hình sự Quốc tế;
  14. 1999: về bình quyền nam nữ: sửa đổi Điều 3 và 4;
  15. 2000: về nhiệm kỳ của Tổng thống, sửa đổi Điều 6;
  16. 2003: về lệnh bắt giữ của Liên minh châu Âu, sửa đổi Điều 88-2;
  17. 2003: về việc tổ chức phi tập trung nước Pháp, sửa đổi: các Điều 1, 7, 13, 34, 39, 60, 72, 73 và 74, bổ sung các Điều 37-1, 72-1, 72-2, 72-3, 72-4 và 74-1;
  18. 2005: sửa đổi Chương XV, các Điều 60, 88-1, 88-2, 88-3 và 88-4, bổ sung Điều 88-5, 88-6 và 88-7;
  19. 2005: về Hiến chương Môi trường, sửa đổi Lời nói đầu, Điều 34, bổ sung Hiến chương Môi trường;
  20. 2007: sửa đổi Điều 77;
  21. 2007: sửa đổi Chương IX, Điều 67 và 68;
  22. 2007: cấm hình phạt tử hình: bổ sung Điều 66-1;
  23. 2008: sửa đổi Chương XV, các Điều 88-1, 88-2 và 88-5, Điều 88-6 và 88-7;
  24. 2008: về việc hiện đại hoá các cơ quan của Đệ ngũ cộng hoà, sửa đổi Chương XI và XIV, các điều 1, 3, 4, 6, 11, 13, 16, 17, 18, 24, 25, 34, 35, 38, 39, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 47-1, 48, 49, 56, 61, 62, 65, 69, 70, 71, 72- 3, 73, 74-1, 88-4, 88-5, 88-6 và 89, bổ sung Chương XI bis, các điều 34-1, 47-2, 50-1, 51-1, 51-2, 61-1, 71-1, 75-1 và 87.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hiến_pháp_Pháp_năm_1958 http://www.assemblee-nationale.fr/15/cri/2017-2018... http://www.assemblee-nationale.fr/histoire/suffrag... http://www.conseil-constitutionnel.fr/conseil-cons... http://www.conseil-constitutionnel.fr/conseil-cons... http://www.conseil-constitutionnel.fr/conseil-cons... http://www.conseil-constitutionnel.fr/conseil-cons... http://education.francetv.fr/epoque-contemporaine/... http://www.culture.gouv.fr/Wave/image/archim/Pages... http://www.textes.justice.gouv.fr/index.php?rubriq... http://www.legifrance.gouv.fr/Droit-francais/Const...